Định cư Úc từ Visa 462 – Có khả thi?

1. Visa 462 Úc là gì?

  • Visa 462 Úc, hay còn gọi là Visa lao động kỳ nghỉ. Đây là một trong những loại visa được nhiều bạn trẻ quan tâm. Điều thú vị của loại visa này là giúp chúng ta có thể “sống thử” ở Úc. Tại đây bạn vừa đi du lịch, vừa đi làm kiếm thêm thu nhập và tham gia các khóa học ngắn hạn.
  • Sau thời gian dài đóng cửa vì dịch bệnh, chính phúc Úc đã chính thức mở lại đăng ký cho dòng visa này từ tháng 2/2021. Đặc biệt là Bộ Nội Vụ Úc đã thông báo chính thức bỏ thủ tục Thư giới thiệu trong hồ sơ đăng ký thị thực dành cho người có quốc tịch Việt Nam. Đây là tin vui đối với các bạn trẻ Việt Nam vì quy trình xin visa 462 đã đơn giản, bây giờ lại càng dễ dàng hơn.
  • Thêm nữa, kể từ năm 2019, Bộ Di Trú Úc đã tăng số lượng đăng ký mỗi năm cho Visa 462 lên 1500 suất/năm cho người Việt Nam. Tiếp tục mở ra khá nhiều cơ hội cho các bạn trẻ từ 18 – 30 tuổi có thể sinh sống, học tập và làm việc với thu nhập lên đến 1 tỷ/năm tại Úc với diện visa này.

Và với nhiều thuận lợi như vậy, một câu hỏi nhiều người đặt ra là: Đối với diện visa 462, cơ hội lấy được thường trú nhân (PR) và định cư Úc có khả thi không?

  • Tới thời điểm hiện tại thì không có con đường định cư Úc trực tiếp từ visa 462. Tuy nhiên, lợi thế của người có visa này là có thời gian để sống và làm việc tại Úc. Do đó, muốn định cư Úc, câu hỏi đầu tiên bạn nên tự hỏi là mình có thể ở lại theo con đường nào, và các quy định về định cư hiện tại của chính phủ Úc ra sao? Bạn đáp ứng được những tiêu chuẩn gì?
  • Đã có rất nhiều thị thực Lao Động-Kỳ Nghỉ có thể đi thẳng vào chương trình visa khác; điều này cho phép các bạn tiếp tục ở lại làm việc và chuẩn bị lộ trình định cư Úc sau đó. Bạn cần phải có định hướng từ đầu và chuẩn bị xuyên suốt hành trình.

2. Vậy có những con đường nào để định cư ở Úc với visa 462?

Visa 462 là visa tạm thời có thời hạn từ 3 tháng tới 12 tháng. Bạn có thể gia hạn visa 462 lần 2 và lần 3. Trong thời gian ở Úc, nếu bạn quyết định định cư lâu dài, bạn có thể tham khảo thêm những con đường sau:

a) Chủ bảo lãnh:

  • Từ thị thực 482 (tạm trú) lên visa 186 (thường trú), hoặc
  • Từ visa 494 (tạm trú) lên visa 191 (thường trú)

b) Bang/lãnh thổ bảo lãnh:

  • Visa 190 (thường trú)
  • Visa 491 (tạm trú) lên visa 191 (thường trú)

c) Du học/Định cư

  • Visa Du học 500
  • Visa tay nghề -independent skilled 189 (khó vì cạnh tranh rất cao)
  • Visa tay nghề – Bang bảo lãnh 190
  • Visa vùng Regionals – 491 (tạm trú) lên visa 191 (thường trú)

3. Trong 3 lựa chọn trên thì diện chủ bảo lãnh được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, đi theo con đường chủ bảo lãnh này cũng lắm chông gai và phụ thuộc vào Chủ Doanh Nghiệp đang bảo lãnh mình.

Vậy diện chủ bảo lãnh dành cho những đối tượng nào? Với những yêu cầu gì?

• Bạn cần tìm được chủ bảo lãnh phù hợp

• Đã có tiếng Anh tối thiểu PTE 50 / IELTS 6.0 đều cho từng kỹ năng nghe, nói, đọc, viết

• Có bằng cấp tương ứng với ngành được bảo lãnh

• Có skills assessment

• Có kinh nghiệm làm việc tương ứng ngành nghề được bảo lãnh (thường là 2 năm khi nộp xin visa tạm trú)

• Dưới 45 tuổi khi nộp visa 186. Đối với visa 191, hiện chưa có thông tin cụ thể do đây là visa mới và sẽ được bắt đầu từ ngày 16/11/2022.

Còn đối với diện Bang/lãnh thổ bảo lãnh thì yêu cầu phải có visa 190/491. Visa 190/491 dành cho những đối tượng nào?

• Đã có tiếng Anh tối thiểu PTE 50 / IELTS 6.0 đều cho từng kỹ năng

• Có bằng cấp tương ứng ngành nghề trong danh mục định cư của Bang/Lãnh thổ

• Có skills assessment (thẩm định tay nghề).

• Đạt ít nhất 65 điểm định cư (point test). Bạn có thể tính điểm định cư ở đây.

• Thỏa mãn các điều kiện khác của Bang/Lãnh thổ, ví dụ kinh nghiệm làm việc, hiện đang có việc làm hoặc tiếng Anh IELTS 7.0 / PTE 65 hoặc đã học ở Bang/Lãnh thổ 1 hoặc 2 năm.

Lưu ý: Điều kiện của mỗi Bang/Lãnh thổ là khác nhau. Bạn cần tham khảo thông tin của từng Bang/Lãnh thổ để hiểu rõ những điều kiện này.

Danh sách ngành nghề định cư bao gồm những nghề nào?

Bộ Nội Vụ có danh sách ngành nghề phù hợp với từng loại visa: Skilled occupation list (homeaffairs.gov.au). Thêm vào đó, mỗi Bang/Lãnh thổ có thể sẽ có danh sách nghề riêng hoặc danh sách nghề được ưu tiên:

• Bắc Úc: Northern Territory Migration Occupation List | Australia’s Northern Territory (theterritory.com.au)

• Tasmania: danh sách nghề của Tasmani giống với danh sách của Bộ Nội vụ. Tuy nhiên, Tasmania ưu tiên một số ngành trong danh sách sau: Tasmanian_Skilled_Occupation_List_-_January_2021_020221.pdf (migration.tas.gov.au)

• ACT: act-critical-skills-list-3-may-2021.pdf (canberrayourfuture.com.au)

• Nam Úc: South Australia’s Skilled Occupation List | Move to South Australia (migration.sa.gov.au)

• Tây Úc: Migration WA – Occupation lists

• Victoria: Hiện chỉ ưu tiên các ngành liên quanh tới y tế do COVID-19

• New South Wales: NSW Skilled Occupation Lists | NSW Government

• Queensland: Queensland Skilled Occupation Lists (QSOL) – BSMQ (migration.qld.gov.au)

3.1 Thẩm định tay nghề ở đâu?

Mỗi ngành nghề sẽ được thẩm định bởi một tổ chức được chỉ định (Assessing authority).

Điều kiện của mỗi ngành là khác nhau nên bạn cần tham khảo thông tin trên website của tổ chức đó. Để biết tổ chức nào có thể thẩm định tay nghề cho bạn, bạn có thể check thông tin trên website của Bộ Nội Vụ: Skilled occupation list (homeaffairs.gov.au).

3.2 Đối với con đường Du học/Định cư yêu cầu phải có visa tay nghề –  independent skilled 189. Thế nhưng visa này được đánh giá là rất khó để lấy. Tại sao vậy?

Visa 189 giống như đi thi Đại học vào các trường đỉnh ở Việt Nam vậy. Sinh viên lấy vào sẽ dựa vào điểm từ cao xuống thấp tới khi nào đủ chỉ tiêu. Điểm sàn là 65 nhưng thực chất điểm lấy vào phải ít nhất 80 (cho lần mời ngày 21/4/2021) tuỳ ngành nghề, trong đó một số hồ sơ đã nộp xếp hàng từ tháng 7 năm 2019: Invitation rounds (homeaffairs.gov.au). Thêm vào đó, điểm cho một số ngành ‘hot’ có thể lên tới 95 hoặc 100 ví dụ như Kế toán, Công nghệ thông tin, Kỹ sư… Cách tính điểm có thể xem ở đây.

Lý do cạnh tranh cao là vì:

• Chỉ tiêu cho visa 189 giảm do Chính phủ Úc muốn tập trung mở rộng vào các vùng regional (tăng chỉ tiêu cho visa 190/491 và giảm 189)

• Các bạn sinh viên tìm mọi cách để nâng điểm: nâng trình độ tiếng Anh lên IELTS 8.0 / PTE 79, có bằng dịch thuật, có thêm năm kinh nghiệm đúng ngành ở Úc… Lý do đầu tiên là khách quan nhưng lý do thứ 2 là chủ quan. Nếu bạn thật sự giỏi, đã nắm trong tay tầm 80 điểm và có khả năng kiếm thêm điểm trong vài năm tới thì khả năng lấy được visa 189 là khá cao. Nhưng nếu bạn thấy khả năng của mình chỉ ở mức 65 điểm và không muốn mất thời gian và tiền bạc để chạy đua theo điểm số thì bạn nên chọn con đường đi regional (visa 190/491).

4. Nói chung, 1 câu hỏi lớn đặt ra với hầu hết nhiều người có ý muốn định cư lại Úc, đó là: Con đường nào có tỷ lệ thành công cao nhất và nhanh nhất?

Chính sách định cư Úc được coi là ngày càng khó và luật định cư Úc thay đổi liên tục. Chính sách mấy năm trở lại đây của Úc tập trung vào tay nghề có kỹ năng ở vùng regional. Do đó, nếu bạn muốn định cư ở Úc, con đường ngắn nhất mà không bị phụ thuộc (vào partner hoặc chủ bảo lãnh) là học một khóa 1 – 2 năm (tùy vùng regional nhưng thường là 2 năm), rồi nộp tiếp visa tốt nghiệp 485 và các visa 190/491. Quan trọng nhất là bạn cần phải xác định được mục tiêu và con đường đi đúng càng sớm càng tốt.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN NGAY TẠI ĐÂY

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Tổ Chức Giáo Dục BLUE GALAXY GROUP – BGG
  • Trụ sở chính: 241 Nguyễn Thượng Hiền, P.6, Bình Thạnh, TP.HCM
  • Fanpage: facebook.com/BGGVietNam/
  • Hotline: 0931406464 – 0906557605 (Ms Linh)
  • Zalo: 0931406464
  • Youtube: BGG VIỆT NAM
  • Email: info@bluegalaxygroup.edu.vn
  • Instagram: instagram.com/bluegalaxygroup/
  • Tiktok: duhocbluegalaxy
Chat Zalo

0931406464

error: