Là một trong những nước có nền kinh tế phát triển, nhưng so với các nước khác như Nhật Bản, Singapore,…. Hàn Quốc là điểm thu hút rất nhiều du học sinh và người lao động vì có mức chi phí sinh hoạt rẻ và chất lượng cuộc sống vẫn được đảm bảo. Vậy các bạn ấy đã làm thế nào để giúp tiết kiệm rẻ chi phí sinh hoạt của mình ?
Hãy cùng BGG tìm hiểu rõ hơn về các loại phí này nhé !
1.THỐNG KÊ CHI PHÍ SINH HOẠT HẰNG NGÀY CỦA NGƯỜI DÂN HÀN QUỐC
Theo tổ chức tư vấn Tài chính Mercer, chi phí sinh hoạt tại Seoul Hàn Quốc đứng thứ 22 trong tổng số những thành phố đắt đỏ nhất thế giới. Trong khi đó Nhật Bản nổi tiếng về giá cả sinh hoạt đứng đầu châu Á và thứ 5 trong top đầu của thế giới.
Bảng thống kê dưới đây về những hạng mục giá cả sinh hoạt tại Hàn Quốc (Đơn vị: Won)
|
Thấp nhất |
Cao nhất |
|
350.000 |
600.000 |
|
150.000 |
200.000 |
|
250.000 |
500.000 |
|
25.000 |
80.000 |
|
30.000 |
40.000 |
|
55.000 |
100.000 |
|
8.000 |
10.000 |
|
80.000 |
400.000 |
|
KRW 950.000 |
KRW 1.930.000 |
|
$770 |
$1.900 |
2. CỤ THỂ CÁC KHOẢN CHI TIÊU
Dựa trên việc chỉ tiêu của các bạn du học sinh và những người lao động ở Hàn Quốc, các bạn hãy tham khảo:
– Tiền ăn ($200-$400)
+ Thịt bò và thịt heo bình thường bên Hàn, giá cả dao động khoảng 15.000 won ~ 20.000 won/ kg ( tương đương khoảng 300.000 VND đến 500.000 VND/ kg) và với việc người dân Hàn Quốc đặc biệt thích ăn rau quả, rất tốt cho sức khỏe và da dẻ nên rau xanh đắt đỏ hơn nhiều, đặc biệt là khi mùa đông tới. Hai chợ lớn mà các bạn thường đi đó là chợ ở Jegi-Dong (경동시장) và chợ Majang (마장시장), ngoài ra có chợ Norangjin chuyên về hải sản. Nhưng để tiết kiệm tiền bạc và chi phí đi lại, các bạn nên nấu ăn ở nhà và có thể đi chợ mỗi tuần một lần, cất đò ăn vào tủ lạnh như vậy sẽ có lợi hơn nhiều.
– Chi phí nhà ở
+ Ký túc xá: Các trường thường có khu kí túc xá dành cho sinh viên nước ngoài, giá thuê mỗi loại khác nhau nhưng tính trung bình là 200.000 KRW/ tháng/ người/ phòng 2 người (đã bao gồm hết tiền điện, gas và nước). Lựa chọn ở ký túc xá sẽ là lựa chọn giúp bạn giảm đáng kể phần nào chi phí sinh hoạt tại đất nước này. Nhưng bạn không phải lo về khoản này khi đến với chương trình Du học Hàn Quốc của BBG.
+ Thuê phòng bên ngoài:
· Gosiwon (dạng phòng đơn cho 1 người ở, 1 giường, 1 bàn, 1 tủ lạnh mini): diện tích khoảng 6m2, có khu nấu ăn riêng cho cả dãy và nhà vệ sinh chung. Giá dao động từ 200.000 KRW ~ 300.000 KRW/ phòng/ tháng (không cần đặt cọc).
· Thuê phòng: thông thường là phòng gồm bếp, nhà vệ sinh và phòng ngủ, diện tích trung bình từ 15m2 đến 23m2. Loại phòng này thì có tiền đặt cọc cho chủ nhà và có kí hợp đồng dài hạn (từ 1 đến 2 năm). Tiền đặt cọc thì dao động từ 3.000.000 KRW ~ 5.000.000 KRW, tiền thuê phòng dao động từ 300.000 KRW ~ 500.000 KRW (chưa bao gồm tiền điện, tiền nước và tiền gas). Các bác chủ nhà thì sẽ tính tiền nước khoảng 10.000 KRW/ người/ tháng, tiền điện (nếu ko xài nhiều) khoảng 15.000 KRW/ tháng/ người và tiền gas sẽ khác nhau cho từng mùa (bên đây gas dùng để bật máy sưởi dưới sàn nên mùa đông sẽ trả nhiều tiền hơn mùa hè). Giá dao động cho mùa hè là khoàng 20,000 KRW/ tháng người nhưng mùa đông có khi lên đến 70.000 ~100.000 KRW/ người/ tháng.
– Chi phí cho việc di chuyển
Ở Seoul phương tiện giao thông rất thuận lợi cho việc di chuyển giữa nơi này và nơi khác. Đặc biệt người Hàn Quốc đi bộ cũng rât nhiều.
· Nếu bạn ở gần trường thì đi bộ là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn, vừa tiết kiệm chi phí vừa có thể rèn luyện sức khỏe, nhưng nhớ là phải tìm hiểu đường đi chứ để bị lạc là sẽ trễ mọi công việc đó.
· Nếu bạn ở xa trường thì đi xe buýt là một phương án tối ưu,vừa rẻ vừa có thể ngắm cảnh trên đường đi tới trường. Chỉ co một trở ngại là bạn phải dậy thật sơm thôi! Để tiết kiệm chi chí hơn bạn nên mua thẻ giao thông tháng – khoảng 5.5000won (1.100.000 đồng) với 60 lượt di chuyển trong 1 tháng.
· Tàu điện ngầm cũng là 1 phương án để di chuyển hằng ngày. Chi phí đi lại bằng tàu điện ngầm: 1.250 KRW/ người lớn/ chặng (sử dụng thẻ T-money), nếu mua vé lẻ sẽ mắc hơn ( 2.500 KRW/thẻ). Thẻ T-money có bán tại các trạm thông tin tàu điện ngầm (Information centre), thường được dựng ngày trước lối ra/ vào của tàu điện.
Chi phí phát sinh thêm
- Các bạn nên dành một khoản từ 50,000 KRW đến 100,000 KRW để làm chi phí phát sinh trong tháng và có thể tiết kiệm chi phí sinh hoạt bằng cách tìm mua những sản phẩm ưng ý với giá khuyến mãi hơn.Khi đã có thể tiết kiệm chi phí cố định, thì số tiền dành cho chi phí phát sinh của bạn sẽ nhiều hơn.
- Nhưng không có nghĩa bạn được tiêu nhiều hơn, bạn nên đặt cho mình 1 hạn mức mỗi tháng và cố gắng chỉ tiêu trong hạn mức đó thôi. Bạn nên có một cuốn sổ chi tiêu để ghi lại những khoản chi trong 1 tháng để tránh được những chi phí phát sinh không cần thiết.
- Tìm nơi ở : Nếu bạn không muốn ở Ký túc xá thì nên tìm mơi ở gần trường và ở ghép với các bạn sinh viên để tiết kiệm chi phí đi lại cũng như chi phí nhà ở, điện nước
- Tìm việc làm thêm : Đi bất cứ đâu cũng vậy, là sinh viên, ai cũng muốn mình có được một công việc làm thêm, kể cả khi đi du học. Các công việc làm thêm sẽ giúp bạn không bị lãng phí khoảng thời gian rảnh rỗi và giúp bản thân mình năng động hơn.
- Tìm kiếm học bổng : Tại sao không? Việc lựa chọn những công ty du hoc uy tín để tìm cơ hội nhận học bổng từ 30 – 100% học phí, hỗ trợ hoàn toàn 100% học tiếng Hàn là một sự lựa chọn sáng suốt được ưu tiên lên hàng đầu vì đây là phương án tiết kiệm chi phí nhất cho tất cả các bạn.
Click Xem thêm học bổng Hàn 100%
Trên đây là một số cách mà Tổ chức Giáo dục BGG khuyên bạn nên áp dụng để giảm bớt chi phí khi đi du học Hàn Quốc. Chúc các bạn có thể lập ra một kế hoạch chi tiêu hợp lý cho bản thân mình nhé!