Những thông tin bảo hiểm sức khỏe quốc dân tại Nhật Bản

Một trong những vấn đề gây lo lắng nhất đối với cuộc sống du học là việc “ Phải làm thế nào nếu bị bệnh?” Nếu không mua bảo hiểm y tế, du học sinh sẽ phải trả chi phí điều trị cao khi bị bệnh. Chính vì thế, việc mua bảo hiểm y tế là điều kiện tiên quyết khi đi du học. Bảo hiểm quốc dân tại Nhật rất cần thiết và bạn nên tham gia khi du học tại Nhật sẽ giúp bạn trang trải rất nhiều chi phí khám chữa bệnh. Cùng BGG tham khảo tầm quan trọng của bảo hiểm quốc dân tại Nhật và thủ tục tham gia cần thiết nhé.

1. Bảo hiểm y tế vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của các bạn du học sinh

Việc mua bảo hiểm y tế được tính từ thời điểm đặt chân đến Nhật Bản, đây là quy tắc áp đặt với mọi đối tượng. Theo đó, nếu đăng kí mua bảo hiểm muộn, bạn có thể bị yêu cầu đóng khoản bảo hiểm cũ.

2. Chi phí điều trị được trả bằng bảo hiểm y tế

Người mua bảo hiểm sức khỏe quốc dân khi khám chữa tại các trung tâm y tế hoặc bệnh viện do mắc bệnh hoặc bị tai nạn sẽ chỉ trả 30% tổng chi phí khám chữa bênh. Tuy nhiên cũng có một số chi phí mà người bệnh phải tự chi trả. Ví dụ, “phí phòng chênh lệch” khi vào ở phòng bệnh riêng, khi sử dụng thuốc trị liệu đặc biệt không được quy định trong bảo hiểm sức khỏe, trị liệu đặc biệt như làm răng hoặc chữa trị tại những nơi bị cấm. Đối với sinh đẻ, thụ tinh nhân tạo, phẫu thuật phá thai thì phải tự chi trả toàn bộ.

3. Hoàn trả phí khám chữa

Những trường hợp dưới đây cho dù đã tự chi trả toàn bộ viện phí nhưng nếu đăng kí và được xác nhận sau khi thẩm tra sẽ được trả lại 70% của phí trị liệu bảo hiểm.

– Khi bị thương do xảy ra tai nạn bất ngờ và điều trị tại một bệnh viện không chấp nhận bảo hiểm sức khỏe quốc dân, hay khi bị bệnh, tai nạn trong khi đang đi du lịch hoặc cấp cứu mà không mang theo bảo hiểm

– Được xác định cần có bác sĩ do nguyên nhân triệu chứng bệnh năng, chi phí y tá chăm sóc bên cạnh

– Nhận trị liệu bằng mát xa, châm cứu, đấm bóp,… theo chỉ định của bác sĩ, trị liệu tại viện nắn ghép xương

– Chi phí làm thạch cao, corset

– Chi phí để truyền máu do không được chăm sóc y tế

– Chi phí di chuyển khi chuyển viện – nhập viện đối với bệnh nặng

4. Chi trả phí trị liệu quá lớn

Nếu số tiền khám chữa bệnh của một người ở một tháng vượt quá 72.300 yên (với những người không phải trả thuế cư trú là 35.400 yên) nếu đăng kí thì có thể được hoàn trả số tiền vượt quá theo “chế độ chi trả phí điều dưỡng quá lớn”. Tuy nhiên tiền điều trị, tiền giường chênh lệch của bệnh nhân ngoại trú sẽ không được áp dụng chế độ này. Về việc đăng kí bạn có thể hỏi bộ phận bảo hiểm sức khỏe quốc dân ở ủy ban quận, thành phố.

5. Khi sinh đẻ, qua đời

Nếu người mua bảo hiểm sinh đẻ sẽ nhận được 350.000 yên là tiền trợ cấp một lần khi sinh con. Nếu mang thai trên 4 tháng (85 ngày) nhưng bị sẩy thai hoặc sinh non nếu có xác nhận của bác sĩ cũng sẽ được nhận khoản trợ cấp này. Khi người mua bảo hiểm qua đời, người tổ chức tang lễ sẽ được nhận số tiền 50,000 yên chi phí mai táng.

6. Cách mua bảo hiểm y tế

Đăng kí mua tại bộ phận bảo hiểm sức khỏe quốc dân tại ủy ban quận, thành phố nơi đăng kí chứng minh người nước ngoài.

Cần phải có chứng minh thư người nước ngoài. Người có tư cách cư trú là “Du học” có thể mua ngay lập tức, người có tư cách cư trú “Đi học” tùy theo công ty mà có thể sẽ được yêu cầu nộp “Giấy xác nhận theo học có ghi thời gian cư trú”.

Trường hợp có gia đình sống chung, gia đình cùng mua bảo hiểm. Phải kiểm tra xem trên thẻ bảo hiểm sức khỏe có ghi tên gia đình không.

Thay đổi nơi cư trú, phải nộp lại thẻ bảo hiểm sức khỏe quốc dân cũ ở văn phòng ủy ban tại địa chỉ mới để nhận thẻ bảo hiểm mới. Nếu không làm như vậy sẽ không được áp dụng bảo hiểm sức khỏe quốc dân

7. Mở tài khoản ngân hàng

Nếu có tài khoản ngân hàng bạn sẽ có thể chi trả tự động tiền điện, nước, cước điện thoại hàng tháng. Đối với các loại phí y tế, hoàn thuế, học bổng hay phí làm thêm nếu có tài khoản ngân hàng cũng thuận tiện khi nhận-trả hơn

  • Giấy tờ cần thiết khi mở tài khoản

Để mở tài khoản ngân hàng, phải làm chứng minh thư người nước ngoài trước. Sau khi được cấp chứng minh thư người nước ngoài, hãy mang đến một ngân hàng ở gần nhà hoặc trường học để mở tài khoản. Ngoài chứng minh thư người nước ngoài, bạn còn có thể mở tài khoản ngân hàng bằng thẻ bảo hiểm sức khỏe quốc dân.

  • Trường hợp phải mở tài khoản ngân hàng gấp, sau khi đăng kí ở ủy ban thành phố (ủy ban quận) sẽ nhận được “Giấy chứng minh việc đã đăng kí” ngay lập tức. Mang giấy này đến ngân hàng thì có thể mở tài khoản luôn.
  • Với những người có tên bằng tiếng Hán, nếu không viết cả tên bằng hán tự và Katakana thì không được. Việc tư vấn với giáo viên tiếng Nhật và học thuộc trước phát âm tên bằng tiếng Nhật sẽ rất có ích.

– Để đăng kí thẻ tiền mặt sẽ phải nhập mật khẩu 4 số. Thẻ tiền mặt sau đó sẽ được gửi đến qua bưu điện.

– Con dấu

Khi mở tài khoản sẽ có những trường hợp yêu cầu con dấu. Nếu bạn nói “Tôi là người nước ngoài nên hãy chấp nhận chữ kí” mà không được chấp nhận, hãy đi làm một con dấu. Khi làm phải khắc tên bằng chữ Hirakana hoặc Katakana và chỉ mất từ 500 yên đến 1000 yên là có thể làm được con dấu. Thời gian cũng chỉ mất khoảng 15 phút. Cũng có loại con dấu khoảng vài nghìn yên đến vài chục nghìn yên nhưng không cần thiết phải làm đắt như vậy.

  • Chuyển khoản tự động

Nếu đã mở tài khoản ngân hàng, bạn nên viết số tài khoản và tên ngân hàng, chi nhánh vào sổ tay. Học bổng hay phí làm thêm thông thường đều không trả bằng tiền mặt. Trường hợp phải nhận sau khi chuyển khoản qua ngân hàng, bạn chỉ cần nhìn sổ và đọc số tài khoản cho đối phương nên sẽ rất thuận tiện.

Nếu tiền điện, nước, gas bắt buộc phải trả định kì thì hãy làm thủ tục chuyển khoản tự động. Hãy cho ngân hàng biết mã số điện, nước, gas rồi làm thủ tục, mã số từng loại chỉ cần nhìn trên hóa đơn là có thể biết.

Những lợi ích mà bảo hiểm quốc dân mang lại cho bạn vô cùng to lớn, khi đến Nhật sau khi hoàn tất thủ tục nhập học, chỗ ở, hãy tham gia ngay bảo hiểm quốc dân khi du học Nhật Bản.

Chat Zalo

0931406464

error: