Đứng trên khía cạnh một nhà tuyển dụng, họ sẽ quan tâm điều gì nhất mà bạn thể hiện ở mẫu CV xin việc của mình? Điều gì sẽ lôi cuốn ánh nhìn của nhà tuyển dụng đầu tiên? Bạn hãy chú ý một vài điểm sau để có thể dễ dàng vượt qua vòng tuyển dụng nhé!
1. Kinh nghiệm
Chiếm tới 45% trong CV của bạn. Nhà tuyển dụng sẽ chú ý đến kinh nghiệm có liên quan đến vị trí, công việc mà bạn ứng tuyển.
Tại sao lại như vậy? Có nhiều bạn thắc mắc học vấn mới là vấn đề nhà tuyển dụng hay chú ý đầu tiên. Nhưng bạn đã nhầm. Kinh nghiệm làm việc của bạn mới là điều mà các nhà tuyển dụng quan tâm nhiều nhất. Thực tế trên sách vở chỉ là một phần, quan trọng hơn vẫn là thực tế bạn làm việc, kinh nghiệm bạn tích góp được cho bản thân.
Vì vậy bạn cần chú ý nội dung phần này hơn để bắt ngay ánh mắt đầu tiên của nhà tuyển dụng một cách ấn tượng nhé!
2. Trình độ chuyên môn và kỹ năng
Nhà tuyển dụng sẽ đặt trình độ chuyên môn và kỹ năng của bạn lên bàn cân ở mức 35% đó nhé!
Đừng lầm tưởng giữa bằng cấp và trình độ chuyên môn nhé!
Bằng cấp là tấm bằng bạn cầm trên tay sau khi ra trường. Nó thể hiện tổng thể quá trình bạn học tập. Còn trình độ chuyên môn mới chính là thứ nhà tuyển dụng cần. Nó thể hiện chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ chuyên sâu của bạn. Điều này sẽ có phần quyết định đến những việc liên quan đến công việc bạn ứng tuyển. Bạn có chuyên môn nhưng chưa có kinh nghiệm sẽ được đào tạo, tích luỹ dần. Còn nếu bạn chưa có chuyên môn hay bất kỳ kỹ năng gì thì khó có thể khiến nhà tuyển dụng họ lựa chọn bạn. bởi không ai muốn mất quá nhiều thời gian để đào tạo. Họ sẽ tìm những lựa chọn khác tốt, tối ưu hơn bạn đó.
3. Hình thức CV đẹp mắt, khoa học và dễ đọc.
Dẫu biết rằng “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” nhưng nếu hình thức không đẹp thì không ai chú ý cả. Theo thống kê thì hình thức CV chiếm 35% khi một nhà tuyển dụng đánh giá và xem xét hồ sơ xin việc của bạn.
Bạn nên trình bày sao cho hình thức của CV được khoa học, nội dung đầy đủ. Và có thể sáng tạo thêm cho đẹp mắt nhưng đừng quên đảm bảo dễ đọc nhất nhé. Tránh tình trạng nội dung trình bày, dài lan man, rối mắt khiến nhà tuyển dụng sẽ chẳng muốn đọc đâu. Hãy chú ý từ những điều nhỏ nhất để ghi điểm.
4. Thành tựu cá nhân
Như những hoạ tiết trang trí cho bức tranh thêm sinh động, những thành tựu mà bạn đạt được, những kết quả thành công hay những hoạt động tích cực tham gia sẽ góp phần tôn thêm phần điểm cộng cho bạn trong mắt nhà tuyển dụng.
Hãy liệt kê ngắn gọn và đầy đủ nhất những thành tựu mà bạn đạt được. Đặc biệt chú ý đến những thành tựu, kết quả nào có liên quan đến công việc bạn ứng tuyển nhé!
5. Chính tả và ngữ pháp
14% yếu tố quyết định thành công của CV của bạn là ở chính tả và ngữ pháp.
Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam. Điều tối kỵ trong văn nói cũng như văn viết đó là sai chính tả và ngữ pháp. Bạn sẽ chẳng mấy hứng thú với một đơn xin việc đến lỗi chính tả cũng sai thì làm việc liệu có hiệu quả không? Hay câu từ, ngữ pháp diễn đạt lủng củng thì bạn sẽ cảm thấy như thế nào khi đọc nó.
Nếu bạn còn có những lỗi này thì hãy trau dồi bản thân và sửa đổi ngay nhé
6. Quá trình học tập, bằng cấp và chứng chỉ
Tiếp theo đến nhà tuyển dụng sẽ chú ý đến quá trình học tập, rèn luyện cũng như những bằng cấp, chứng chỉ mà bạn đạt được. Đây sẽ là yếu tố chiếm 9% quyết định của nhà tuyển dụng.
Quá trình bạn học tập, rèn luyện trong nhà trường sẽ thể hiện một phần con người bạn ra sao? Bạn có phải người chăm chỉ, phấn đấu trong học tập để đạt kết quả tốt hay không? Điểm mạnh điểm yếu của bạn ở những môn như thế nào? Hay những bằng cấp, chứng chỉ bạn đạt được chứng tỏ một phần năng lực, chuyên môn mà bạn được đào tạo.
7. Mong muốn trong công việc
9% những vấn đề bạn đề cập đến mong muốn trong công việc sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá. Điều này thể hiện con người bạn có chi tiến thủ hay không? Có cầu tiến trong công việc hay không?
Những điều bạn đưa ra ở mục này cần nêu ngắn gọn và rõ ràng nhất về những mong muốn của bạn trong công việc. Đây cũng là một cách khéo léo để bạn truyền tải tới nhà tuyển dụng những thông điệp riêng.
8. Mục tiêu nghề nghiệp
3% mục tiêu nghề nghiệp sẽ hướng ánh nhìn của nhà tuyển dụng về bạn. Bạn mong muốn điều gì từ công việc và đặt những mục tiêu gì để phấn đấu? Những ý tưởng đó sẽ được nhà tuyển dụng nắm bắt trong mục này. Tuy chỉ là con số 3% nhưng nó cũng thể hiện con người bạn muốn phấn đấu trong công việc như thế nào? Hãy đưa ra mục tiêu nghề nghiệp ngắn gọn, dễ hiểu và đầy đủ nhất. Có thể đưa ra mục tiêu cụ thể về ngắn hạn cũng như dài hạn để nhà tuyển dụng dễ hình dung hơn.
9. Từ khoá cho công việc
Từ khoá về công việc chiếm 2% yếu tố quyết định của bạn. Nếu bạn là người thực sự hiểu công việc mình đã làm, đang làm hay sắp tới chuẩn bị làm thì bạn sẽ có những từ khoá chính xác về nó. Điều này thể hiện bạn có thực sự hiểu bản chất công việc hay không hay bạn đang “chém gió” cho CV của mình. Dù chỉ là một điểm nhỏ không đáng
chú ý nhưng nó rất dễ để lộ nếu như bạn lựa chọn từ ngữ chưa chuẩn đấy nhé! Hãy nhớ kỹ từ khoá quan trọng cho công việc của mình nhé!
10. Thông tin liên hệ cá nhân
1% những thông tin liên lạc cá nhân giúp nhà tuyển dụng có thể kết nối lại với bạn một cách dễ dàng nhất. Sau một hồi xem xét và nhận thấy bạn có thể phù hợp với vị trí ứng tuyển, họ sẽ tìm đến mục thông tin liên hệ. Hãy chú ý đến địa chỉ email của bạn nhé! Hãy để một địa chỉ email đơn giản và chuyên nghiệp nhất. Có thể là địa chỉ email có mang tên của bạn và nên sử dụng gmail thay vì yahoo. Chỉ đơn giản là địa chỉ hộp thư nhưng nó rất quan trọng. Nó mang lại thiện cảm cho nhà tuyển dụng có cảm hứng để gửi thư cho bạn.
11. Kinh nghiệm cá nhân
Kinh nghiệm bản thân bạn rút ra được từ những gì bạn đã làm thể hiện bạn có phải là con người biết tự nhìn nhận bản thân hay không? 1% nhà tuyển dụng sẽ đưa ra quyết định vào điều này. Bởi làm việc thì phải tự xem xét lại bản thân, học hỏi, tích luỹ được bài học, trau dồi kinh nghiệm thì mới nhanh tiến bộ được. Những người như vậy nhà tuyển dụng cũng khá là ưu ái hơn đó.
12. Kỹ năng máy tính
Kỹ năng tin học văn phòng hay kỹ năng về máy tính có vai trò quan trọng đối với xã hội, công việc và cuộc sống ngày nay. Bởi nơi đâu cũng có sự xuất hiện của công nghệ thông tin và máy tính. Tuỳ thuộc vào vị trí, công việc bạn ứng tuyển có cần dùng đến kỹ năng tin học hay không. Nhưng 1% thành công nằm ở đây. Có thể công việc của bạn không liên quan, dính dáng gì đến máy tính. Nhưng bạn nắm bắt, thành thạo được máy tính và các kỹ năng tin học điều đó thể hiện bạn là con người nhanh nhậy tiếp cận được với thời đại phát triển nhanh như hiện nay. Điều này góp phần khẳng định dù bạn có làm trong môi trường nào cũng có thể thích nghi nhanh chóng được.