Đức nới lỏng luật nhập cư

Đức nới lỏng luật nhập cư nhằm thu hút lao động lành nghề nước ngoài

Ngày 19-12-2018, Chính phủ Liên bang đã thông qua Luật Nhập cư Lao động lành nghề Fachkräfteeinwanderungsgesetz (Skill worker’s imigration act) nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng tại Đức. Bộ trưởng Nội vụ Horst Seehofer nhấn mạnh, luật được thông qua “vào đúng thời điểm”, do dân số Đức ngày càng già hóa và tỉ lệ sinh thấp khiến lao động giảm mạnh. Theo Viện nghiên cứu việc làm, Đức hiện vẫn đang còn 1,2 triệu vị trí tuyển dụng.

Theo luật mới, những người không có bằng cấp đến từ một nước thứ 3 không thuộc EU, chứng minh được trình độ nghề nghiệp và có hợp đồng lao động đều có thể làm việc ở Đức trong tương lai. Luật này nhắm tới nới lỏng các quy định của luật nhập cư nhằm thu hút người lao động tay nghề cao nước ngoài.

 Những nội dung cơ bản của Luật

Thống nhất khái niệm chung về “lao động lành nghề”: Không chỉ bao gồm những người tốt nghiệp đại học mà cả những người có bằng học nghề. Có nghĩa, chấp nhận cả những lao động không có bằng đại học sang làm việc; – Bỏ quy định Vorrangprüfung đối với những bằng cấp và hợp đồng lao động được công nhận. Có nghĩa, loại bỏ quy tắc yêu cầu người thuê lao động phải chứng minh họ chọn người nhập cư như là sự lựa chọn cuối cùng (vì không tìm được một người Đức hay châu Âu nào thay thế); -Việc công nhận bằng cấp và cấp visa dễ dàng hơn;- Bỏ việc yêu cầu mức lương cao tối thiểu và phân biệt ngành nghề đang thiếu lao động như đối với thẻ Xanh (blaue Karte) hiện nay; -Trước đây, chỉ những người có bằng đại học mới được sang Đức tìm việc. Theo luật nhập cư lao động, những người có bằng học nghề cũng được cấp visa 6 tháng để tìm việc, áp dụng quy định như đối với những người tốt nghiệp đại học, cao đẳng (điều kiện là bằng cấp thích hợp, kiến thức tiếng Đức cần thiết và chứng minh được có thể tự trang trải chi phí cho cuộc sống ở Đức). Trong quá trình tìm việc có thể làm thử việc với thời gian đến 10 tiếng một tuần. Có nghĩa, có thể làm thực tập tại công ty muốn làm việc sau này; – Những người sang Đức làm việc sẽ được hỗ trợ để có thể được cư trú lâu dài tại Đức. Những lao động tốt nghiệp đại học, cao đẳng hay học nghề ở Đức, sau khi làm việc hai năm sẽ được cấp giấy phép cư trú vô thời hạn, những người có bằng cấp nước ngoài được cấp sau 4 năm.

Ngoài ra, chính phủ Liên bang còn thông qua luật lao động dành cho những người được cấp giấy phép tạm dưung Beschäftigungsduldungsgesetz. Theo đó, những người không được công nhận tị nạn và phải bị trục xuất nhưng vì lý do nhân đạo hay cá nhân được cấp giấy tạm dung Duldung, có thể được cấp giấy phép cư trú nếu trong vòng ít nhất 18 tháng làm việc toàn thời gian (ít nhất 35 giờ/tuần), đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, có trình độ tiếng Đức tốt và trong vòng 12 tháng gần nhất có thể tự trang trải cuộc sống mà không xin trợ cấp và tiếp tục có thể tự lo cho cuộc sống của mình. Ngoài ra, phải có giấy tạm dung từ ít nhất 12 tháng.

 Trước mắt, luật nhập cư lao động lành nghề chỉ được áp dụng cho khoảng thời gian giới hạn và có hiệu lực từ 1-3-2020 và chỉ có thời hạn áp dụng trong vòng 2,5 năm, tức đến ngày 30-6-2022 nếu chính phủ liên bang mới không tiếp tục gia hạn. Dự luật này cũng tạo cơ hội cho người lao động nước ngoài tham gia vào các ngành đang thiếu nhân lực như Điều dưỡng, Công nghệ thông tin (IT) hay Kỹ thuật điện. Những công nhân lành nghề được cho phép nhập cảnh 6 tháng vào Đức để tìm việc. Họ có thể có cả giấy phép cư trú để làm việc và giấy phép cư trú để tìm việc. Đặc biệt người lao động chuyên môn cao trong các lĩnh vực toán học và kỹ thuật có thể được cấp thẻ Xanh để ở lại làm việc ít nhất 4 năm.

Bộ trưởng nội vụ Horst Seehofer cho rằng lực lượng lao động trong khối EU không đủ cho nhu cầu của nền kinh tế Đức, vì vậy Đức phải tuyển dụng thêm nhân công từ các nước thứ ba. Các Bộ khác nhấn mạnh cần “phân biệt rõ ràng giữa người tị nạn và lao động nhập cư”.

Chính phủ Đức đã mở một trang web mang tên: https://www.make-it-in-germany.com /de/ để thu hút lao động lành nghề từ nước ngoài.

Tóm tắt các ý quan trọng:

  1. Những người có bằng đại học hoặc bằng đào tạo nghề với thời gian đào tạo tối thiểu là 02 năm. Nếu bằng cấp của họ được cơ quan có thẩm quyền ở Đức công nhận (tức là phải làm thủ tục đặt đơn xin công nhận bằng cấp của Việt Nam tại cơ quan nhà nước Đức). Thì được phép đặt đơn xin sang Đức làm việc hoặc tìm việc.
  2. Được phép xin sang Đức tìm việc hoặc làm việc với mọi nghề. Không giới hạn chỉ áp dụng với những nghề nước Đức cần như trước đây.
  3. Chỉ cần bằng tiếng Đức B1. Và bằng nghề được cơ quan nhà nước Đức công nhận. Là đủ điều kiện đặt đơn xin sang Đức tìm việc làm. Sẽ được cấp giấy phép cư trú 06 tháng để tìm việc. Được phép làm thử việc đến 10 tiếng/01 tuần.
  4. Dỡ bỏ rào cản bảo vệ việc ưu tiên việc làm cho người Đức và công dân Châu Âu. Bộ lao động sẽ bỏ thủ tục kiểm tra xem chỗ làm mà những người này có hợp đồng lao động có người Đức hay công dân châu âu muốn làm hay không.
  5. Thay vì bắt buộc phải làm công việc đúng với những gì đã được học và đào tạo trên nước Đức. Thì giờ đây họ có thể làm những việc chỉ cần liên quan đến nghề đã được học và đào tạo.
  6. Vào định cư vĩnh viễn chỉ yêu cầu tối thiểu là làm việc 04 năm thay vì 05 năm như trước đây đối với những lao động có bằng cấp nước ngoài được làm việc tại Đức.
  7. Được phép đặt đơn xin sang Đức tìm chỗ học đại học hoặc tìm chỗ học nghề. Yêu cầu là phải có bằng tiếng Đức B2. Tuổi tối đa là 25 tuổi.
  8. Được phép đặt đơn xin sang Đức học tiếng Đức để chuẩn bị cho đi học nghề hoặc học tiếng Đức để đáp ứng cho việc xin việc làm.
  9. Những người đang học đại học trên nước Đức được phép chuyển đổi sang học nghề. Không bị giới hạn là chỉ chuyển sang những nghề nước Đức cần như trước đây nữa
  10. Được phép đặt đơn xin vào định cư vĩnh viễn sau 02 năm đi làm. Đối với những người hoàn thành việc học nghề trên nước Đức. Thay vì sau 3,5 năm đi làm trên nước Đức như trước đây. Chỉ áp dụng với học nghề loại 03 năm.

 

 

 

 

 

 

Chat Zalo

0931406464

error: