Cách giải quyết những rắc rối khi ở Nhật Bản

Khi đi du học Nhật Bản, bạn sẽ không tránh khỏi những rắc rối vô tình gặp phải. Và nhất là khi một mình ở nước ngoài, bạn phải trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để có thể khắc phục được các tình trạng khó khăn. BGG sẽ đưa bạn cẩm nang hỗ trợ giải quyết những rắc rối nhé!

1. Khi đánh mất hộ chiếu

  • Khi ra nước ngoài, hộ chiếu còn quan trọng hơn cả tiền bạc. Cho dù có nhiều tiền đến đâu nhưng nếu không có hộ chiếu bạn cũng sẽ không thể về nước được. Nếu đánh mất hộ chiếu, phải lập tức đến đại sứ quán hoặc lãnh sự quán khai báo và đăng kí xin cấp lại. Khi đăng kí xin cấp lại bạn cần có giấy chứng minh thất lạc – mất cắp do cảnh sát Nhật Bản cấp, ảnh, số hộ chiếu, ngày cấp. Đừng quên mang theo bằng lái xe hay chứng minh thư để chứng minh bản thân nhé.
  • Để không làm mất hộ chiếu, tốt nhất là không nên mang hộ chiếu theo mình. Nếu đã có chỗ ở tại Nhật Bản, hãy đến ủy ban quận, thành phố và làm chứng minh thư người nước ngoài. Nếu đã có chứng minh thư thì bạn sẽ không cần phải mang hộ chiếu theo người nữa.
  • Hãy photo sẵn trang đầu tiên của hộ chiếu. Nếu khi mất mà không nhớ số hộ chiếu hay ngày cấp thì sẽ mất rất nhiều thời gian để cấp lại. Ngoài ra để phòng khi mất, bạn nên chuẩn bị sẵn nhiều ảnh hộ chiếu và không để cùng hộ chiếu.
  • Việc cấp lại hộ chiếu sẽ mất ít nhất là 2 tuần. Trường hợp ngày cấp lại không kịp với ngày về nước, bạn hãy xin cấp Giấy thông hành để về nước tại các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài. Bạn sẽ nhận được giấy trong khoảng 2~3 ngày, và có điều kiện bắt buộc là bạn phải về nước ngay chứ không thể sang nước khác được.

2. Khi bị tai nạn giao thông

  • Giao thông ở Nhật Bản cũng giống như Anh và một số nước khác, người đi bộ ở bên phải, ô tô đi ở bên trái, ngược lại so với Việt Nam. Người Việt Nam khi sang đường đều nhìn về bên trái theo phản xạ nên cần phải chú ý khi sang đường. Có rất nhiều người nước ngoài đã gặp tai nạn khi đi xe đạp sang đường.
  • Thỉnh thoảng cũng có những trường hợp phải nhập viện do đang đi xe đạp trên đường thì có người đột nhiên chạy vọt qua đường mà không nhìn trước và người đạp xe không may bị đâm vào xe khác. Bởi vì các xe đi ngược chiều so với Việt Nam nên phải đặc biệt chú ý tránh trường hợp qua đường bất cẩn và không nhìn thấy xe đang đến ở hướng ngược lại. Ngoài ra, khi gặp tai nạn do đi xe đạp vi phạm luật như 2 người cùng đi một xe hay không bật đèn buổi tối có thể sẽ không được bồi thường thiệt hại.
  • Khi gọi điện bằng điện thoại công cộng, hãy nhấn nút liên lạc khẩn cấp rồi gọi đến 110. Hãy nói rõ rằng “Tôi đến từ Việt Nam nên không thành thạo tiếng Nhật”. Ngoài ra còn phải ghi rõ đối tượng gây tai nạn là ai, tên, địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ làm việc,… Những thông tin này sẽ cần thiết khi thương lượng viện phí hoặc tiền bồi thường sau tai nạn.
  • Ở Nhật Bản có chế độ bảo hiểm “Hỗ trợ tai nạn giao thông” sẽ hộ trợ một phần chi phí nhất định cho người bị bị tai nạn do xe đạp hay ô tô, hoặc bị đâm khi đang đi bộ trên đường. Đối với Tokyo phí bảo hiểm 1 loại 1 năm là 500 yên (1 người được mua 2 loại), phí bồi thường có thể được nhận với mỗi 1 loại là từ 10.000 yên ~ 1.500.000 yên tùy theo mức độ của vụ tai nạn. Nếu là người có địa chỉ thường trú ở trong thành phố thì có thể mua được rất đơn giản, thủ tục là phải đến quầy làm việc của chế độ “Hỗ trợ tai nạn giao thông” ở ủy ban quận để đăng kí.

3. Khi xảy ra động đất

  • Nhật Bản là đất nước thường xuyên xảy ra động đất. Nếu như xảy ra động đất, đừng hoảng loạn. Để phòng khi mất điện hãy để đèn pin, radio cầm tay ở những nơi dễ nhận biết và dự trữ thực phẩm, nước uống và dụng cụ y tế.
  • Hãy mua thanh chống ở các trung tâm thương mại và cố định chắc chắn các đồ vật dễ đổ vào tường. Mỗi khu vực lại chỉ định nơi trú ẩn riêng nên hãy hỏi chủ nhà hoặc tìm hiểu địa điểm tại ủy ban quận.
  • Khi xảy ra động đất

* Trước tiên phải khóa bình gas vào. Nếu thấy cháy phải lập tức dùng bình cứu hỏa để dập lửa.

* Để tránh bị các vật nặng rơi trúng, chui xuống dưới bàn học hoặc bàn ăn vững chắc.

* Không được hoảng loạn chạy chân không ra đường và phải chú ý vì có rất nhiều trường hợp bị các mảnh thủy tinh vỡ hoặc biển báo rơi vào người.

* Để mở cửa và kiểm tra cửa thoát hiểm.

* Trường hợp sơ tán ra ngoài, để bảo vệ bản thân khỏi các vật nặng rơi trúng, phải chuẩn bị vật che đầu trước. Đặc biệt phải chú ý khi chạy qua các bức tường gạch hoặc bê tông. Ngoài ra khi chạy qua các máy bán hàng tự động cũng có nguy hiểm.

* Nếu đang ở những nơi đông người như trung tâm thương mại hoặc rạp chiếu phim phải tuân theo chỉ dẫn của nhân viên ở đó.

* Tuyệt đối không được sử dụng thang máy. Nếu như thang máy dừng trong lúc đang sử dụng, hãy ấn nút gọi khẩn cấp và chờ người giải cứu.

* Những con dốc có độ dốc lớn hay có nguy cơ bị gẫy, sập nên không được lại gần.

4. Khi mất vé máy bay

Nếu là vé thường thì dù mất vẫn có thể cấp lại được nhưng nếu là vé khuyến mãi thì hầu như không được cấp lại. Trong số vé máy bay bị thất lạc, mất cắp trong thời gian trước khi cất cánh, nếu bạn mang theo giấy xác nhận mất cắp, thất lạc được cấp ở Nhật Bản và thông báo thì sau khi làm một số thủ tục xác nhận, bạn sẽ nhận lại được một phần tiền vé nhưng không phải là toàn bộ nên hãy chú ý để không đánh mất nhé.

 

Chat Zalo

0931406464

error: