Cách phân loại rác tại Nhật cho du học sinh

Khi bạn là một du học sinh hay XKLĐ thì khi bạn sinh sống ở đất nước nào, bạn cũng phải tìm hiểu, học tập, thích nghi với nền văn hóa ở đấy. Đặc biệt là Nhật Bản, có một nền văn hóa vô cùng đặc biệt từ cách ăn mặc hay trong ứng xử đều vô cùng quan tâm và chỉnh chu.

Và có một văn hóa đã luôn giữ môi trường của Nhật Bản trong lành đó là văn hóa phân loại rác. Hãy xem cách hướng dẫn để phân loại rác cho phù hợp nhé!

1. Rác đốt được

Rác nhà bếp (Các món nấu vụn, cơm thừa, vỏ trái cây, bã trà,vỏ trứng, rau thừa,…), tàn thuốc lá, giấy vụn, đũa dung một lần, tăm tre để xiên nướng, hộp giấy, cây cỏ, lá khô, bụi của máy hút bụi, hàng đồ da, gỗ vụn trong công việc làm tại nhà, bang vệ sinh, tã giấy.

Lưu ý:

  • Khi bỏ rác, bỏ vào bao nhựa dẻo hoặc bao nhựa vinyl có bán bên ngoài,… và buộc miệng bao lại trước khi bỏ rác.
  • Rác nhà bếp phải vắt hết nước, dùng giấy báo,… gói lại trước khi bỏ vào bao.
  • Gỗ vụn, cành cây trong vườn,,… phải được cắt ngắn cõ 50 cm, dùng dây cột lại trước khi bỏ ra.

2. Rác không đốt được

Sản phẩm làm bằng nhựa cứng (chai chứa dầu gội đầu, hộp đựng bột giặt, bao đựng thức ăn, đồ chơi,..) sản phẩm bằng nhựa dẻo, sản phẩm bằng nhựa vinyl, sản phẩm làm bằng nhựa ni lông, nhựa xốp, cao su các loại (giày thể thao, dép,…), sản phẩm da nhân tạo, đồ gốm các loại, lưỡi dao cạo, bóng đèn điện, kính, lọ mỹ phẩm, thủy tinh pha lê, ô dù, ghế ngồi, bình thủy, lọ xịt, lon đựng son,…

Lưu ý:

  • Rác không đốt được phải cho vào bao nhựa dẻo hoặc bao nhựa vinyl trước khi bỏ ra.
  • Những thứ lớn không để vào bao tải được thì đừng để rơi vươn vãi.
  • Lọ bình xịt có thể gây nguy cơ nổ, nên phải xì hết hơi trước khi bỏ ra.
  • Khi bỏ vật nguy hiểm như lưỡi, dao cạo,… phải bovj trong giấy báo và ghi chú ý.

3. Rác tái chế

Giấy các loại, quần áo, lon rỗng, kính bể, chai, bộ đồ ăn (xoong, nồi, niêu, ấm nước,…), đồ điện gia dụng,…

Lưu ý:

  • Lon và chai cho vào bao nhựa dẻo hoặc bao nhựa vinyl trước khi vứt.
  • Giấy các loại và quần áo các loại phải phân loại và cột theo hình chữ thập và giữ không cho bị mưa ướt khi bỏ ra.
  • Thủy tinh bể vỡ phải gói bằng giấy báo và phải ghi chữ lưu ý.

4. Rác có hại

Pin, bón đèn huỳnh quang, nhiệt kế

Lưu ý:

  • Cho vào bao nhựa dẻo hoặc bao nhựa vinyl.
  • Pin có chứa chất thủy ngân cơ hữu độc hại, do đó hãy bỏ vào bao có thể nhìn thấy bên trong và tuân theo cách bỏ đã được quy định.

5. Rác cồng kềnh

Gia cụ các loại (bàn gỗ, ghễ gỗ, tủ đựng quần áo, bàn kính trang điểm, giường, thảm cao cấp các loại,…), cửa các loại,…

Lưu ý:

  • Khi mua cửa các loại thì hãy yêu cầu người bán hàng thu nhận lại đồ cũ.
  • Đồ gỗ có thể cắt ra từng miếng 50 cm, bó lại và bỏ vào rác đốt được.
  • Rác lớn cồng kềnh bỏ ra trước cửa nhà hoặc bỏ ra nới mà xe có thể vào được.
  • Tùy theo loại, có trường hợp phải trả một khoản phí thủ tục thu hồi rác.