Các kỳ nghỉ lễ dài từ 3 ngày trở lên gồm: Ngày Lập quốc (3 ngày), Ngày Kỷ niệm hòa bình (3 ngày), Tết Thiếu nhi và Tết Thanh minh (4 ngày), Tết Đoan Ngọ (3 ngày), Tết Trung thu (4 ngày), Lễ Quốc khánh (3 ngày) và Ngày Lập quốc của năm 2022 (3 ngày).
Kể từ năm 2020, Tết Nguyên đán được điều chỉnh, bắt đầu nghỉ Tết từ trước Giao thừa 1 ngày. Kỳ nghỉ Tết Âm lịch của năm 2021 kéo dài 7 ngày, từ ngày 10/2 đến ngày 16/2 Dương lịch. Cân nhắc kỳ nghỉ đông của trường học các cấp đều trong thời gian từ 21/1 đến 10/2 nên sau khi tham khảo ý kiến của Bộ Giáo dục, Ban Hành chính-Nhân sự đã chọn ngày 20/2 (thứ Bảy) làm ngày làm bù, học bù.
Do Tết Trung thu của năm 2021 rơi vào thứ Ba (21/9) nên ngày 20/9 (thứ Hai) được điều chỉnh thành ngày nghỉ, đổi lại sẽ làm bù vào ngày 11/9 (thứ Bảy). Vì vậy, năm 2021 có tổng cộng 2 ngày làm việc phải điều chỉnh do lịch nghỉ.
Theo công văn của Bộ Nội chính, do Tết Thiếu nhi và Tết Thanh minh năm 2021 bị trùng ngày và rơi đúng vào Chủ nhật nên người dân được nghỉ bù vào các ngày 2/4 (thứ Sáu) và 5/4 (thứ Hai). Do đó, kỳ nghỉ Tết Thiếu nhi và Tết Thanh minh gồm 4 ngày liên tiếp.
Lịch làm việc cho cơ quan hành chính của Chính phủ chỉ phù hợp áp dụng cho công chức các cơ quan hành chính của Chính phủ. Về nguyên tắc, lịch nghỉ của nhân viên các đơn vị sự nghiệp công lập cũng áp dụng theo lịch làm việc nói trên. Lịch nghỉ của nhân viên doanh nghiệp tư nhân có liên quan đến các mục quy định trong Luật Lao động cơ bản nên cần thực hiện theo quy định của Bộ Lao động.