trà sữa đài loan

Trà sữa – Nét chấm phá trong nghệ thuật thưởng trà của người Đài Loan

“Nhân sinh tựa như một ly trà, đong đầy cũng tốt mà vơi nửa cũng chẳng sao. Trà đầy thì thơm mà trà vơi thì đậm”

Với nhiều nước ở Châu Á, trà được xem là “quốc ẩm” tinh tuý với bề dày hàng ngàn năm lịch sử, cùng với những tinh hoa chắt lọc cứ thế tự nhiên cất giấu trong từng lá trà.

Mỗi nước, mỗi vùng miền lại có một nghệ thuật “ẩm trà” khác nhau. Nếu như ở Trung Hoa, đất nước được coi là “quê hương của trà” bởi đây là quốc gia đầu tiên phát hiện ra trà và sử dụng lá trà. Trà không chỉ là thức uống thanh nhiệt mà còn chữa được bệnh. Đối với người Hoa, thưởng trà đã trở thành nét văn hoá đặc sắc tự bao đời. Đối với người dân Trung Hoa, pha trà, uống trà là thói quen, niềm vui và là nghệ thuật.

Lại nói về nước Nhật, Trà đạo Nhật Bản là một nét văn hoá truyền thống được lưu giữ qua nhiều nền văn hoá của Nhật Bản. Trà đạo Nhật Bản đòi hỏi sự tinh tuý cũng như sự kiên nhẫn rất cao của người pha trà. Từ uống trà, cách uống trà rồi nghi thức uống trà cho đến trà đạo là một tiến trình không ngừng nghỉ mà cái đích cuối cùng người Nhật muốn hướng tới đó là cải biến nghệ thuật thưởng trà du nhập từ ngoại quốc trở thành một tôn giáo trong nghệ thuật sống của chính dân tộc mình, một đạo với ý nghĩa đích thực của từ này. 

Hay ở Việt Nam, lịch sử phát triển của dân tộc gắn chặt chẽ với cây chè và phong tục uống trà:

“Chè ngon,nước chát xin mời

Nước non non nước, nghĩa người chớ quên

Lời chào của những bà mẹ Việt Nam da nhăn nheo, chít khăn mỏ quạ, miệng bỏm bên nhai trầu, hay những thiếu nữ mặc áo tứ thân với chiếc yếm đào vừa mộc mạc chân chất, vừa luyến láy mà ấn tượng. Bát nước chè xanh nước chát là biểu tượng của tâm hồn người Việt hiếu khách, thủy chung. Trải qua thăng trầm của lịch sử dân tộc, tục thưởng trà của người Việt đã tạo nên một nét bản sắc văn hoá “hồn trà Việt” lưu truyền đời đời.

Khởi nguồn từ những tinh hoa, tinh tuý mà thứ thức uống được xem là “quốc ẩm” ở nhiều Quốc gia này đến Đài Loan cũng trở nên nổi tiếng và dường như đã trở thành một Văn hoá ăn sâu và tiềm thức người dân xứ Đài.

Cho đến khoảng năm 1980, một người bán trà dạo đã nghĩ ra việc cho thêm sữa vào trà và những vị trái cây khác để thu hút nhiều người trẻ hơn. Phát minh đó sau này được áp dụng rộng khắp Đài Loan và trở thành phong trào trà sữa lúc bấy giờ. Và dù sau này, có rất nhiều công thức khác được nghĩ ra biến tấu “năng động” món trà sữa thì cách pha trà truyền thống và hương vị đậm đà vẫn không bị mai một mà ngày càng được cải tiến. 

Trà sữa – nổi tiếng khắp thế giới và thành Văn hóa Trà sữa Đài Loan.

Trà sữa là thức uống phổ biến ở nhiều Quốc gia trên Thế giới và Đài Loan được xem là một trong những nơi khởi nguồn của loại đồ uống này. Nổi tiếng nhất nhì về trà sữa phải kể đến các thương hiệu đến từ Đài Loan với hương vị trà rất đặc trưng. 

Trà sữa ngon nhờ lá trà hảo hạng

Tuy là một nghệ thuật cách tân từ nghệ thuật trà truyền thống nhưng trà sữa Đài Loan vẫn tuân thủ nghiêm ngặt và kế thừa những tinh tuý của trà đạo. Chất lượng một ly trà sữa được quyết định ngay từ khâu sơ chế ban đầu với quy trình trồng và chế biến trà kỹ càng, không qua loa. Pha trà sữa cũng công phu lắm, trà sữa ngon được pha từ những nghệ nhân pha trà nhiều kinh nghiệm. Có 3 loại trà để pha trà sữa là Hồng trà (còn gọi là trà đen), Lục trà (còn gọi là trà xanh), và trà Olong. Tuỳ thuộc và sở thích người uống mà chọn loại trà khác nhau để pha, nhưng thật ra một ly trà sữa “đúng bài” thì phải pha từ hồng trà bởi loại trà này có vị ngọt hậu rất thơm và vị đường tự nhiên.

Trà không chỉ là đơn giản pha với sữa, nghệ nhân phải kết hợp sao cho trà không còn vị nồng chát và không còn vị nồng chát mà vẫn giữ được hương thơm tự nhiên, xen lẫn vị thanh mát đặc trưng của từng loại trà.

Trà sữa của người Đài Loan luôn có muôn vàn cách pha chế khác nhau. Do đó nghệ thuật thưởng trà cũng đòi hỏi người ta phải biết phân biệt mùi vị trà, thích hợp với hương vị nào đi kèm.

Ngọt thanh thoát tự nhiên từ đường mía cao cấp

Một ly trà sữa ngon nhất định phải thanh thoát từ vị đường đỏ cao cấp, được tinh luyện từ đường mía, chứ không thể ngọt gắt từ vị đường nhân tạo. Người Đài Loan dùng phương pháp thủ công để nấu đường với một thời gian dài và kiểm soát gắt gao về độ lửa. Không thêm bất kỳ màu nhân tạo hay hương vị nào. Có như vậy khi uống mới cảm nhận được sự tự nhiên, thanh mát đúng kiểu trà sữa Đài Loan.

Vị trân châu đặc biệt 

Có thể nói trân châu như “linh hồn” của một ly trà sữa Đài Loan. Ai mà ngờ rằng những hạt trân châu được làm từ bột khoai tây tươi và ủ với mía đường tự nhiên lại hợp với trà sữa đến vậy. Một trong những “vũ khí bí mật” được các nghệ nhân trà sữa Đài Loan sử dụng là mật nhãn Đài Loan. Khi thêm vào trân châu, mật này tạo nên phong vị truyền thống hoà hợp tuyệt vời vị chát của trà, độ ngọt của sữa. Sự kết hợp độc đáo này đối với trà sữa Đài Loan phải rất cảm ơn “sư tổ” trân châu Liu Han Chieh!

Vị trân châu đặc biệt trong mỗi ly trà sữa

Dù trên thế giới, việc uống trà kèm với sữa không hề hiếm, ở một số quốc gia khác có món này là Thái Lan và Ấn Độ với cách chế biến khác, nhưng Đài Loan lại trở thành biểu tượng của trà sữa trân châu với cái tên phổ biến trên thế giới là Bubble Tea, Boba Tea hay Pearl Tea, Tapioca nhờ phát minh thêm trân châu vào trà rất độc đáo của Liu Han Chieh – ông chủ hơn 46 cửa hàng trà sữa Chun Shui Tang nổi danh nhất xứ Đài.

Có thể nói trà sữa Đài Loan thống trị “trà sữa thế giới” và trở thành một nét văn hoá đặc sắc của người Đài Loan.

Chat Zalo

0931406464

error: