nền giáo dục đài loan

Nền giáo dục Đài Loan đứng thứ mấy

Nền giáo dục Đài Loan  đứng thứ 17 Thế giới và thứ 4 châu Á (chỉ sau Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc). Đây là lần đầu tiên tổ chức xếp hạng giáo dục thế giới Quacquarelli Symonds (QS) Limited công bố Bảng xếp hạng 50 quốc gia có nền giáo dục chất lượng cao trên Thế giới. Đài Loan là một trong những quốc gia nằm trong top 20 nước có nền giáo dục xếp hạng cao trong bảng xếp hạng này.

Đài Loan rất hạn chế về các nguồn tài nguyên thiên nhiên nên người dân Đài Loan đã chọn lựa một con đường khôn ngoan để phát triển nền kinh tế là dựa vào việc phát triển nguồn nhân lực. Vào năm 1971, tỷ lệ trẻ em đến trường đã đạt 98,02%. 26 năm sau, tỷ lệ này đạt gần như tuyệt đối: 99,91%. GD phổ cập hiện đang ở mức phổ cập trung học (tương đương lớp 9 của Việt Nam).

Theo đánh giá của một số tổ chức Quốc tế, Giáo dục Đài Loan đã đạt tiêu chuẩn quốc tế. Nền văn hoá Trung Hoa và nền văn hoá bản địa đã hòa quyện lẫn nhau và đạt đến ngưỡng giá trị cao nhất trong giáo dục. Truyền thống đề cao học hành đã được gieo mầm và phát triển đến tận ngày nay.

Chính sách phát triển nhân lực : Ảnh hưởng sâu sắc từ Khổng giáo, người dân Đài Loan từ lâu đã luôn đề cao vai trò của giáo dục như một sự tự hoàn thiện tất yếu của mỗi người. Nó đã được đẩy lên thành biểu tượng xã hội. Càng học cao, càng có điều kiện để có được việc làm tốt. Tuy nhiên, do lực lượng trường tư của Đài Loan còn ít ỏi, nền giáo dục vẫn chủ yếu dựa vào nguồn hỗ trợ từ chính phủ. Để khắc phục hạn chế này, trong vài thập kỷ trở lại đây, Đài Loan ra sức tạo điều kiện cho giáo dục tư nhân phát triển, tham gia vào phát triển giáo dục của cả nước. Chính sách này đang cho thấy những kết quả rất khả quan. Tỷ lệ đóng góp GNP của khối tư nhân trong giáo dục đào tạo tǎng đều hàng nǎm.

Giáo dục đặc biệt : Giáo dục đặc biệt bao gồm các chương trình và việc hỗ trợ đồ dùng, học tập cho các trẻ tài nǎng cũng như cho những nhu cầu đặc biệt dành cho đào tạo, giảng dạy trẻ khuyết tật. Có những trường học đặc biệt dành cho trẻ em bị mù, điếc, thiểu nǎng trí tuệ, sức khoẻ…

Thông thường, những trường học này được hoạt động, tổ chức bởi chính phủ và có chương trình học song song với hệ thống giáo dục thông thường của Đài Loan, bao gồm từ trường mẫu giáo tới trường hướng nghiệp. Trong nǎm 2000, có 5.989 học sinh được học trong 23 trường như vậy. Thêm vào đó, 2.670 trường học thông thường cũng nhận 4.783 lớp học dành cho 92.492 HS câm điếc. Từ khi Luật GD đặc biệt được ban hành nǎm 1984, những HS thiểu nǎng, tàn tật được cho phép học tập tại nhà. Nǎm 2000, dịch vụ học tập tại gia đã thu hút 1.143 HS đặc biệt.

Giáo dục đặc biệt còn được bao hàm cả những lớp học dành cho các tài nǎng đặc biệt. Nǎm 2000, có tổng số 143 trường dành cho các học sinh “thiên tài” và 408 trường khác dành cho những học sinh tài nǎng. Phần lớn các em học sinh này đều học trong những trường bình thường nhưng luôn có sự chú ý đặc biệt đáp ứng nhu cầu của các em. Đối tượng “thiên tài” được chia thành những em có khả nǎng siêu việt trong môn toán hay khoa học. Các học sinh tài nǎng thì lại khác, họ được chia ra những bộ môn cụ thể như âm nhạc, hội hoạ, nhảy hay thể thao.

Giáo dục mở : Giáo dục mở là một khái niệm phổ biến ở Đài Loan, nghĩa là các khoá học bổ trợ (supplementary). Những trường mở hàng đầu chính là các trường ĐH mở. Trường ĐH mở quốc gia được đi vào hoạt động từ nǎm 1987 trong khi trường ĐH Cao Hùng mới tham gia đào tạo từ nǎm 1997. Trong nǎm 2000, hai trường này đào tạo 36.371 SV. Tỷ lệ SV nam/nữ là 1-2.2, trong tất cả các nhóm tuổi, các SV nữ ở độ 35-39 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất. Tại hai trường này, đã có 2.431 SV tốt nghiệp trong nǎm 1999.

GD mở có thể chia thành 3 nhóm: phổ cập, cao cấp và ngắn hạn. Bậc phổ cập được biết đến như là bậc học cơ bản dành cho người lớn, bao gồm từ học sơ cấp tới trung cấp. Nǎm 2000, Đài Loan có 278.731 người theo học tại 972 lớp học mở từ tiểu học tới ĐH.

Đôi nét về du học Đài Loan:

Chính phủ Đài Loan luôn dành nhiều sự quan tâm và đầu tư cho giáo dục nước nhà. Mấy năm trở lại đây để thúc đẩy sự phát triển giáo dục, nhiều chương trình hợp tác đã được xúc tiến giữa Đài Loan và Việt Nam.

Trong mấy năm trở lại đây đến Đài Loan du học là lựa chọn của rất nhiều bạn trẻ và các bậc phụ huynh Việt Nam. Nằm ở phía tây Thái Bình Dương, Đài Loan tự hào là một quốc gia có nền kinh tế phát triển, được xem là một trong những khu vực có mức sống cao nhất ở Châu Á, đa dạng với các nhóm dân tộc, văn hoá, ngôn ngữ, môi trường sống ở Đài Loan an toàn và dân chủ, người dân Đài Loan thân thiện và hiếu khách; học tập và sinh sống tại Đài Loan du học sinh luôn tìm thấy sự dễ dàng và thoải mái. Ngôn ngữ chính là tiếng phổ thông, ngoài ra còn có Minna, thổ ngữ Hakka.Tuy nhiên hầu hết người dân ở đây có thể nói được tiếng Anh cơ bản; chính vì vậy mà học sinh, sinh viên quốc tế không gặp nhiều khó khăn về tiếng nói khi mới tới Đài Loan cho dù vốn tiếng phố thông của họ chưa nhiều. Đài Loan thực sự là môi trường tốt để học tiếng Trung, bên cạnh đó thì bạn cũng có cả cơ hội để học tiếng Anh. Có thể nói Đài Loan dành cho bạn một cơ hội tuyệt vời để cùng một lúc có thể vừa học chuyên ngành vừa thực hành cả hai thứ tiếng: Trung và Anh.

Giáo dục Đài Loan được đánh giá là một trong những nền giáo dục chất lượng cao của châu Á. Môi trường học tập ở Đài Loan thân thiện, chất lượng tốt, chi phí thấp, nhiều cơ hội học tập và nghiên cứu… phù hợp với du học sinh Việt Nam. Chính phủ Đài Loan luôn dành nhiều sự quan tâm và đầu tư cho giáo dục nước nhà. Mấy năm trở lại đây để thúc đẩy sự phát triển giáo dục, nhiều chương trình hợp tác đã được xúc tiến giữa Đài Loan và Việt Nam. Phía Đài Loan cam kết hỗ trợ du học sinh Việt Nam các khoản học phí, học bổng… Nhiều trường học của Đài Loan luôn chào đón nồng nhiệt các du học sinh trên thế giới. Để khuyến khích các du học sinh nước ngoài đến Đài Loan học tập và nâng cao giao lưu trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, Đài Loan hiện nay có 3 loại học bổng chính: học bổng đại học, học bổng thạc sĩ, học bổng tiến sĩ. Các suất học bổng được tài trợ từ quỹ của Bộ Giáo dục, Bộ Ngoại giao, Bộ Kinh tế, Ủy ban Khoa học của Viện Hành pháp.

Ưu thế vượt trội của du học Đài Loan là học phí thấp, khoảng 2.500 USD/năm, chất lượng giáo dục cao. Một số trường đại học của Đài Loan được xếp vào top 1000 trường đại học có chất lượng trên Thế giới.

Phương pháp giảng dạy ở Đài Loan chủ yếu tập trung cho việc phát triển từng cá nhân, do đó mỗi lớp học thường có sĩ số tối đa là 10 sinh viên. Mỗi học kỳ, nhà trường tổ chức một lớp học riêng. Một lợi thế khác nữa cho các du học sinh quốc tế tại Đài Loan đó là các trường cao đẳng, đại học ở Đài Loan có nhiều chính sách hợp tác với công ty phía Việt Nam. Thông qua những mối quan hệ hợp tác, sinh viên có thể thực tập hoặc nghiên cứu tại các công ty đó ngay trong thời gian học. Cơ hội làm thêm dành cho các du học sinh nước ngoài tại Đài Loan khá nhiều đặc biệt là những việc phổ thông với mức thu nhập khá cao mà không quá vất vả hay ảnh hưởng đến việc học tập. Ngoài ra, các du học sinh giỏi tiếng Trung có thể làm phiên dịch bán thời gian cho các công ty với mức lương cao hơn ước tính mỗi lần đi phiên dịch khoảng 2 tiếng trong nội thành Đài Bắc sẽ được trả thù lao khoảng 800 tệ (gần 400.000 VND). Tuy nhiên các sinh viên quốc tế cũng cần biết, theo quy định của Chính phủ, sinh viên quốc tế muốn làm thêm ở Đài Loan nhất thiết phải hoàn thành xong ít nhất là 2 học kì ở trường hoặc chương trình tiếng kéo dài 1 năm và có giấy phép làm việc còn thời hạn của Ủy ban đào tạo hướng nghiệp và việc làm thuộc Bộ lao động cấp.

Các bậc phụ huynh Việt Nam có thể yên tâm về cơ hội việc làm của con em mình sau khi du học Đài Loan về vì hiện nay Đài Loan là nước có vốn đầu tư rất lớn vào Việt Nam. Cục Đầu tư Nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho hay tính đến cuối tháng 7, tổng số vốn đăng ký của các dự án do doanh nghiệp Đài Loan làm chủ đầu tư tại Việt Nam đạt trên 7,3 tỉ USD, đứng đầu trong số các nước và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư vào Việt Nam. Theo như Cục trưởng Cục Đầu tư Nước ngoài Đài Loan dự báo thì con số này sẽ còn tăng cao và nhanh hơn nữa trong tương lai.

Chat Zalo

0931406464

error: