làng cổ cửu phần

Làng cổ Cửu Phần – Nét văn hóa xinh đẹp ở Đài Loan

Làng cổ Cửu Phần là một ngôi làng miền núi thuộc khu Thụy Phương, cách thành phố Đài Bắc – Đài Loan khoảng 50 phút đi xe. Nằm trên sườn núi sát bờ biển ở cực Bắc Đài Loan, Cửu Phần là một ngôi làng cổ có vị trí “ỷ sơn diện hải” (dựa vào núi, nhìn ra biển) rất độc đáo. Làng này còn giữ lại nhiều kiến trúc cổ xưa, cùng phong cách sinh hoạt, văn hóa ẩm thực riêng biệt của địa phương, cộng với cảnh quan xinh đẹp, nên từ lâu đã trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn ở Đài Loan.

Cái tên Cửu Phần của thị trấn bắt nguồn từ giai đoạn đầu thời kỳ nhà Thanh, ban đầu ngôi làng chỉ có 9 người dân sinh sống.Hoặc theo người dân kể lại, ban đầu vì chưa có giao thông đường bộ, nên việc mua bán, tiếp tế thực phẩm cho làng khác đều thông qua ghe thuyền đường biển. Mỗi lần người dân muốn mua một món gì đều đặt mua 9 phần (Cửu phần) từ đó theo thói quen người ta gọi làng này là làng Cửu Phần.

Cửu Phần bắt đầu trở nên đông đúc vào cuối đời nhà Thanh khi việc khai thác vàng trở nên phổ biến ở hòn đảo này. Sau đó thị trấn này bị rơi vào quên lãng khi hoạt động khai thác vàng giảm dần sau thế chiến.

Địa danh Cửu Phần bắt đầu được tái trở lại vào sau năm 1989 khi bộ phim Bi tỉnh thành thị của đạo diễn Hầu Hiếu Hiền trở thành một tác phẩm ăn khách của nền điện ảnh Đài loan. Bộ phim trong tư thế đối thoại lịch sử đất nước. Khai thác một đề tài cấm kị nhưng không phải chỉ ra gương mặt nhàu nát của lịch sử đất nước mà trong lúc ấy, giữ lấy gương mặt đẹp đẽ dễ bị che lấp lịch sử cá nhân con người. Một trong số bối cảnh chính của bộ phim có sự xuất hiện của làng cổ Thập Phần. Công chúng bắt đầu dành sự quan tâm cho thị trấn này, Cửu Phần đã trở thành một địa điểm du lịch có tiếng với các tiệm cafe, lầu trà, quán bán đồ lưu niệm mang phong cách hoài cổ Bi tỉnh thành thị.


Phim “Bi tình thành thị” (City of Sadness) lấy bối cảnh trong căn nhà cổ ở làng Cửu Phần

Năm 2011 danh tiếng của Cửu Phần được biết tới ở tầm quốc tế sau khi bộ phim hoạt hình Nhật Bản Spirited Away của đạo diễn Miyazaki Hayao có nhiều bối cảnh lấy cảm hứng từ thị trấn này.

di chuyển :

Cách 1 là đi bằng tàu và xe bus: bạn đến 台北車站 Taipei main station , sau đó ngồi tàu đến trạm 瑞芳Ruifang và từ Ruifang chúng ta theo các bảng hướng dẫn của trạm xe bắt xe bus 788 hoặc 1062 để đi tiếp đến JiuFen – Cửu Phần

Cách 2 là đi bằng tàu điện ngầm 捷運 và BUS: Bạn đi MRT đến trạm 忠孝復興捷運站Zhongxiao Fuxing ra cửa số 1 , bắt bus số 1062 xuống xe bạn có thể đi bộ lên JiuFen- Cửu Phần

Tuy Cửu Phần được gọi là thôn (làng) nhưng thực tế đây là một thị trấn phố núi rất náo nhiệt, đường phố chật hẹp, nhà cửa bé nhỏ san sát bên nhau, nhưng chỗ nào cũng đầy hàng quán mua bán tấp nập, đông nghẹt du khách.

Con đường chính ở Cửu Phần có tên là Thụ Kỳ Lộ (đường thẳng đứng và gồ ghề). Con đường rất hẹp, bề ngang chỉ độ 2 mét, gồm các bậc thang toàn bằng đá granit.

Nó xuyên suốt thị trấn từ dưới lên trên, men theo sườn núi, do đó mới gọi là đường thẳng đứng (thụ trong thụ lập). Hai bên đường, hàng quán nhà cửa san sát nhau. Đường hẹp nên không có vỉa hè, các ngôi nhà nhỏ hẹp đều không có sân.

Để chống chọi với gió biển và mưa bão, nhà nào cũng xây bằng đá và gạch rất vững chắc, mái lợp hai tầng, bên trên sơn một loại dầu thảo mộc có màu đen như hắc ín, cốt để chống thấm.

Những ngôi nhà cổ rất độc đáo

Du khách đi lên các bậc thang, dừng lại để ngắm nhìn phía dưới, thấy tầng tầng lớp lớp ngôi nhà cổ với mái nhà màu đen, hình thành một quang cảnh rất độc đáo không nơi nào có.

Ngoài con đường thẳng đứng, còn hai con đường song song cắt ngang Thụ Kỳ Lộ. Đó là Khinh Tiên Lộ và Cổ Sơn Nhai. Trên hai con đường này có nhiều trà quán, hiệu bánh, tiệm ăn, rạp hát, nhà bảo tàng về khai thác vàng, phòng triển lãm nghệ thuật dân gian Cửu Phần, vài ngôi chùa và miếu thờ Thành hoàng. Có quán ăn nổi tiếng lấy luôn tên phim Bi tình thành thị đặt cho cửa hàng của mình.

Đài Loan là thuộc địa của Nhật suốt 50 năm. Trong chiến tranh Thế giới thứ Hai, quân phiệt Nhật lập tại Cửu Phần một trại giam giữ tù binh thuộc các nước đồng minh (trong đó có nhiều lính Anh) và bắt họ lao động trong các mỏ vàng.

Do đó, xen lẫn vào các ngôi nhà xây theo lối kiến trúc truyền thống của người Trung Hoa, còn có một số nhà theo lối kiến trúc Nhật với những cánh cửa lùa và sàn nhà lát gỗ.

Về ẩm thực, Cửu Phần có một thực đơn phong phú gồm nhiều đặc sản. Nhưng hấp dẫn nhất là các loại bánh chế biến từ khoai (khoai môn, khoai sọ) với hương vị rất đặc biệt, nổi tiếng khắp Đài Loan.

Cửa hàng bánh nhiều vô kể, trước mỗi cửa hàng đều bày ra các loại bánh được cắt nhỏ để du khách nếm thử trước khi mua.

Người dân Cửu Phần thả đèn Hoa đăng cầu mong những điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới

Đến thăm Cửu Phần, ngang qua tầng tầng lớp lớp ngôi nhà cổ với mái nhà màu đen, ghé qua các tiệm ăn nhỏ xinh, tiệm này nối tiếp tiệm kia, dừng lại nhấp một chén trà Ô Long. Cảm nhận được nét hoài cổ độc đáo và thú vị nơi đây!