Theo báo chí quốc tế ngày 21/2, du học sinh Nhật Bản thuộc 5 nước Trung Quốc, Việt Nam, Nepal, Myanmar và Sri Lanka sẽ bị áp dụng các chính sách nghiêm ngặt hơn về nhập cảnh `từ giữa tháng 3/2017.
“Người đi trước gây tổn thất cho người đi sau” rất đúng vào trong trường hợp này. Bộ tư pháp Nhật sẽ đóng 50% trường dạy tiếng Nhật và sẽ thắt chặt việc nhập cảnh của Du học sinh Việt Nam. Lý do vì sao Việt Nam lại bị nằm trong danh sách? Du học sinh bên đó đã làm những gì?
1. Vấn đề làm thêm tại Nhật
Đây là vấn đề mà hầu hết các Du học sinh tại Nhật đều mắc phải. Luật pháp Nhật cho phép người có Visa Du học được lao động tối đa 28 tiếng/ tuần với mức lương từ 800 – 1.200 Yên (khoảng 22 triệu đồng / tháng). Một mức lương hấp dẫn đã “làm mờ mắt” một số du học sinh đang mong muốn kiếm tiền trang trải cho cuộc sống của mình. Họ đã trốn làm thêm ngoài giờ theo quy định Pháp luật bằng nhiều cách. Như khi bạn làm một công việc chính thức, lương sẽ được trả vào thẻ ngân hàng của bạn, và lương thời gian làm thêm sẽ được chuyển vào một tài khoản khác. Đây là cách thức được phổ biến nhất và hiện giờ Nhật Bản cũng đang khắt khe về vấn đề này. Các bạn không nên để mình bị vướng vào pháp luật về vấn đề này.
2. Tình trạng trộm cắp của Việt Nam lên đến báo động
Không giống những bạn may mắn, khi đến Nhật sẽ có được việc làm ngay và nhiều bạn có thể vừa làm vừa học rất tốt. Rất nhiều bạn sang du học với mục đích đi làm, nhưng cuối cùng không tìm được việc, hay công việc quá ít không đủ tiền trả học phí, công việc quá vất vả lại xa trường học… Hơn nữa, nhiều bạn cũng không có thời gian đi học khi dành quá nhiều thời gian đi làm và vì thế dù ở Nhật 2-3 năm vẫn không giao tiếp trôi chảy được bằng tiếng Nhật. Quan trọng hơn các bạn còn có thể bị đuổi học vì không đến lớp đầy đủ, hoặc không được gia hạn visa vì học quá lâu mà không lên được trình độ.
Những điều này đã “hình thành” nên một nhóm tội phạm, phải tìm mọi cách để có tiền ở lại, và để dành tiền gửi về nhà. Họ bất chấp làm mọi thứ bất hợp pháp. Nhưng Nhật Bản luôn có những văn hóa trung thực, khi bạn để bất cứ vật gì ở đâu, chỉ sau 10 phút “vật sẽ về lại tay chủ”. Nên việc trộm cắp là việc mà Luật pháp Nhật Bản hoàn toàn không chấp nhận được.
3. Những người cư trú bất hợp pháp
Nhiều trường hợp không phải Du học sinh nhưng vẫn mang tiếng là “người Việt Nam”. Và kết quả là các Du học sinh sẽ mang tiếng xấu trong mắt người Nhật. Nếu cư trú bất hợp pháp mà không trộm cắp, hoặc lao động kiểu trồng thuốc phiện thì cũng không phải là quá xấu xa. Tuy nhiên, những người sang du học và cư trú bất hợp pháp này thường chỉ học hết cấp 2-3 ở Việt Nam nên trình độ nhận thức hạn chế, rất dễ bị cộng đồng đã và đang cư trú bất hợp pháp rủ rê làm việc xấu. Và trong thực tế, không phải nhà chức trách Nhật Bản không biết chuyện du học sinh sang lao động. Tuy nhiên, Chính phủ có ý nới lỏng việc này để bù đắp tình trạng thiếu lao động nên cũng làm ngơ nhiều. Và những sự việc này cũng diễn ra nhiều hơn.
Nhiều ý kiến cho rằng, việc Chính phủ Nhật quyết định áp dụng các chính sách nghiêm ngặt hơn về nhập cảnh đối với du học sinh, sẽ góp phần giảm các thành phần phạm pháp, từ đó giảm các ca phạm tội của người Việt Nam tại Nhật, cải thiện hình ảnh người Việt Nam trong mắt người Nhật. Và những bạn có ý chí quyết tâm đi Du học và thật sự học một cách nghiêm túc, chắc chắn sẽ nhận được thành công mà mình mong muốn. Dù sao, Du học luôn là một sự “đầu tư sinh lời” nhất.