Giải pháp viết hồ sơ xin việc tại Nhật

Hồ sơ xin việc hay sơ yếu lý lịch (CV) luôn là bộ mặt thay cho những ứng viên khi dự tuyển, những nhà tuyển dụng sẽ nhìn vào đó đầu tiên rồi mới quyết định có nên gặp mặt ứng viên hay không.

Điều này đặc biệt quan trọng ở Nhật, khi người Nhật luôn là những nhà tuyển dụng kỹ tính, kể cả những công việc tưởng chừng đơn giản nên không cần CV. BGG có một số thủ thuật sẽ cho bạn biết để hoàn thành được bộ CV hoàn hảo trong mắt nhà tuyển dụng Nhật.

1. Quy tắc chụp ảnh làm hồ sơ, sơ yếu lý lịch tại Nhật

Quy tắc bắt buộc khi chụp ảnh hồ sơ xin việc là một bức ảnh giống như ảnh hộ chiếu. Tức là bạn cần một bức ảnh chỉn chu, đứng đắn, nghiêm túc. Điều này sẽ mang lại cho bạn nhiều cơ hội được gọi tới phỏng vấn hơn.

2. Nữ giới mặc sơ mi trắng, áo vest đen. Nam giới mặc một vest đen cùng với cà vạt

Và ở Nhật có công nghệ rất hay đó là buồng chụp ảnh, chuyên chụp ảnh với kích thước phù hợp hồ sơ xin việc và hộ chiếu, thậm chí còn có thể tự động loại bỏ bất cứ vết đỏ hay nhược điểm trên da ra khỏi ảnh mà bạn không cần làm thêm bất cứ thao tác nào. Rất tiện lợi đúng không, bạn sẽ không cần mất công tìm đến những tiệm chụp hình nữa.

3. Các buồng chụp ảnh này nằm ở các khu thương mại, các ga tàu hoả và tàu điện ngầm

Vị trí đặt ảnh: Ảnh phải được dán vào góc trên bên phải (4) của hồ sơ xin việc.

 

4. Hướng dẫn cách viết hồ sơ xin việc

Mỗi bộ sơ yếu lý lịch đa số đều giống nhau, cần những thông tin cần thiết và cơ bản về ứng viên như:

  • Ngày tháng hiện tại (1)
  • Họ tên (2): Viết họ và tên của bạn bằng chữ furigana vào dòng đầu tiên ở phía trên. Bạn nên viết giống như trong chữ hiragana. Đối với tên người nước ngoài, chấp nhận viết bằng chữ katakana.
  • Con dấu (3)
  • Ngày tháng năm sinh, giới tính (5): Khi ghi ngày sinh, bạn phải sử dụng cách tính tuổi của người Nhật. Sẽ có một vài chữ kanji để ban lựa chọn cho thời điểm bạn sinh ra. Nhiều khả năng bạn sẽ lựa chọn giữa 昭和 (Showa) cho khoảng thời gian từ năm 1926 – năm 1988 và 平 成 (Heisei) từ năm 1989 – nay.
  • Quá trình học tập (6): Phải ghi rõ tên trường theo thứ tự thời gian, ngày nhập học, ngày tốt nghiệp. Đối với các trường đại học thì ghi tên trường, tên khoa, chuyên ngành học, cùng với giấy chứng nhận hoặc giải thưởng đặc biệt mà bạn đạt được khi học ở trường đại học đó (7).
  • Kinh nghiệm làm việc (8): Viết theo trình tự thời gian tương tự quá trình học tập. Không giống các hồ sơ ở phương Tây, bạn không cần phải nói thêm về nhiệm vụ và yêu cầu của các công việc trước đây như thế nào.
  • Bằng cấp, chứng chỉ được cấp (12): Bao gồm cả giấy phép lái xe.
  • Lý do tại sao bạn muốn được làm công việc này (9), (10) – Thời gian đi làm (11) – Số người phụ thuộc (12) – Tình trạng hôn nhân (13)

Lưu ý một số tiêu chí để nhà tuyển dụng không bỏ qua bạn:

– Không bỏ trống các mục

– Ưu tiên viết bằng tay

– Viết chính xác và đầy đủ

– Tuyệt đối không nên viết tắt

– Miêu tả ngắn gọn, xúc tích

– Tính trung thực

– Thể hiện được sự quan tâm và đam mê với công việc

Bạn cần phải nắm rõ những lưu ý này để có thể được nhà tuyển dụng để ý đến nhé! Chúc bạn sẽ apply thành công vào công việc mà mình lựa chọn!

 

Chat Zalo

0931406464

error: